Công nghệ thông tin là gì? Cơ hội việc làm ngành công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là gì

Trong vài năm gần đây, công nghệ thông tin là ngành học được nhiều trường đại học chú trọng đào tạo tuyển sinh. Vậy công nghệ thông tin là gì? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của banberryhouse.com để được giải đáp chi tiết nhé.

I. Ngành công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin là gì
Công nghệ thông tin được hiểu là ngành nghề liên quan đếm máy tính, phần mềm

Công nghệ thông tin hay còn được gọi tắt là IT, đây là ngành nghề sử dụng máy tính, phần mềm máy tính để lưu trữ, xử lý, truyền và thu thập thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau. Hiểu đơn giản, công nghệ thông tin thông tin chính là việc sử dụng công nghệ vào việc xử lý, truyền dẫn và khai thác thông tin.

Hiện nay, ngành công nghệ thông tin được phân chia thành nhiều chuyên ngành phổ biến như kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật máy tính, tin học ứng dụng, khoa học máy tính…

II. Nội dung học của ngành công nghệ thông tin

Có lẽ đây là sự quan tâm hàng đầu của nhiều bạn trẻ khi tìm hiểu công nghệ thông tin là gì. Theo đó, một số chuyên ngành của công nghệ thông tin như sau:

1. Công nghệ phần mềm

Công nghệ phần mềm trang bị cho các bạn sinh viên những kiến thức nền tảng về phát triển phần mềm ứng dụng, điều khiển thiết bị, lập trung thoe một số ngôn ngữ nhữ Java, PHP…

Bên cạnh đó, sinh viên cũng được sử dụng các phần mềm để điều khiển thiết bị, học những nội dung về quản lý, phân tích dữ liệu, an ninh mạng.

2. Quản trị hệ thống

Công nghệ thông tin là gì
Sinh viên công nghệ thông tin được trang bị nhiều kiến thức khác nhau để phù hợp với chuyên ngành

Chuyên ngành này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về quản trị hệ thống như hệ thống máy tính, quản trị mạng hệ thống, hệ thống máy chủ, phát triển website, an toàn thông tin…

Bởi vậy, sau khi tốt nghiệp bạn sẽ có đủ khả năng để phân tích, nghiên cứu và đưa ra những giải pháp hạ tầng phù hợp.

3. Ngành công nghệ thông tin là gì – chuyên ngành IOT

Ngành học IOT dạy sinh viên cách làm việc với những thiết bị IOT khác nhau. Đồng thời cũng trang bị thêm các kiến thức về xu hướng công nghệ mới ở tương lai. Sau khi hoàn thành chương trình học chuyên ngành IOT, bạn sẽ có đủ kiến thức để làm việc trong lĩnh vực có tốc độ phát triển rất nhanh này.

4. Phân tích dữ liệu

Nhiệm vụ chính của công việc phân tích dữ liệu chính là khả năng sử dụng công nghệ, phát triển những ứng dụng để hỗ trợ việc xử lý dữ liệu trong các tổ chức.

Vậy nên theo học chuyên ngành phân tích dữ liệu, sinh viên sẽ được hướng dẫn về cách thu thập các loại dữ liệu khác nhau. Đồng thời biết được cách sử dụng các công cụ mới nhất để xử lý, trích xuất dữ liệu.

5. Chuyên ngành hoa học máy tính

Chuyên ngành khoa học máy tính trong công nghệ thông tin là gì? Theo học chuyên ngành này, bạn sẽ được học cách kết hợp giữa những kỹ năng công nghệ thông tin với tư duy thiết kế hiện đại.

Nhờ đó có thể phân tích, thiết kế và triển khai hệ thống phần mềm trong các cơ quan, tổ chức. Đồng thời, sinh viên chuyên ngành khoa học máy tính cũng được đào tạo chuyên sâu về thuật toán, an ninh mạng, hệ thống máy tính.

6. Ngành học phát triển game

Cơ hội làm việc của sinh viên công nghệ thông tin rất rộng mở

Ngành học phát triển game sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức về thiết kế, lập trình các trò chơi máy tính. Đồng thời, bạn cũng hiểu được cách áp dụng internet, công nghệ đa phương tiện để phát triển các trò chơi điện tử.

Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ hiểu được cách thiết kế, phát triển các trò chơi máy tính, những ứng dụng máy tính, điện thoại…

7. Chuyên ngành viễn thông

Với chuyên ngành viễn thông, sinh viên sẽ được dạy những kiến thức của ngành viễn học như lập kế hoạch, xây dựng, duy trì các loại mạng viễn thông.

Bên cạnh đó, sinh viên cũng được trang bị thêm những kiến thức về các nội dung khác như lập trình phần mềm, điện tử kỹ thuật số, Unix, thuật toán học…

8. Ngành an ninh mạng

Đây được đánh giá là một trong những ngành học hot, hấp dẫn của công nghệ thông tin trong thời gian gần đây. Theo học chuyên ngành an ninh mạng, sinh viên sẽ được tìm hiểu về những nguyên tắc hệ thống mã hóa.

Đồng thời cũng được cung cấp kiến thức về cấu tạo của internet, khả năng phân tích, đối phó với những mối đe dọa đến vấn đề an ninh mạng.

III. Cơ hội việc làm của ngành công nghệ thông tin như thế nào?

Công nghệ thông tin là gì
Mức lương của ngành công nghệ thông tin đang có xu hướng ngày càng tăng

Với sự bùng nổ của thời đại kỷ nguyên số như hiện nay, tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới nhu cầu việc làm của ngành công nghệ thông tin rất mở rộng. Hiện nay, có đến 60% thị trường công nghệ thông tin tại Việt Nam là phục vụ nhu cầu quốc tế.

Tuy nhiên, để có thể làm việc ở môi trường nước ngoài, bạn cần phải nâng cao khả năng tiếng Anh cũng như các kiến thức chuyên ngành. Vậy công việc mà sinh mà sinh viên của đảm nhận sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin là gì? Đó là:

  • Lập trình viên phần mềm, kỹ sư kiểm tra phần mềm, kỹ sư phát triển phần mềm…
  • Chuyên viên phân tích nghiệp vụ như quản lý dữ liệu, thiết kế hệ thống, quản trị mạng…
  • Chuyên viên an toàn thông tin mạng.
  • Chuyên gia điều phối các dự án công nghệ thông tin.

Hiện tại mức lương của ngành công nghệ thông tin dao động từ khoảng 15 đến 25 triệu đồng/tháng tùy theo kinh nghiệm, vị trí làm việc.

Trong đó, mức lương của lập trình viên sử dụng ngôn ngữ HTML mới ra trường dao động từ khoảng 9-13 triệu đồng/tháng. Đối với công việc quản lý máy chủ, cơ sở dữ liệu thì mức lương có thể từ 11-15 triệu đống/tháng.

Còn đối với vị trí quản lý có mức lương có thể dao động từ khoảng 30 – 60 triệu đồng và sẽ tăng cao hơn trong thời gian tới.

IV. Kết luận

Hy vọng với những thông tin trên đây bạn đã phần nào giải đáp được thắc mắc công nghệ thông tin là gì, đặc biệt với những ai đang muốn tìm hiểu sâu hơn về ngành nghề này. Đừng quên theo dõi chuyên mục là gì của chúng tôi để được giải đáp thêm câu hỏi nữa nhé. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết.